Lê phi Ô, tốt nghiệp khóa 15 Trường Võ-khoa Thủ-Đức, quê quán Phú-Trinh Phan-Thiết, cựu học sinh trường công lập Phan-bội-Châu, Phan-Thiết từ năm 1955. Anh đã được thăng cấp Thiếu-tá ngày 01 tháng 04 năm 1975 khi đang còn ở Bình-Tuy, nhưng tình hình chiến sự nên Quyết Định thăng cấp từ Bộ TTM chậm trể, cũng có nơi không gởi đến được (tin từ Trưởng phòng Tổng Quản-trị Tiểu-khu/BT cho biết khi Anh đã di tản về đến Vũng-Tàu ngày 25 tháng 04/1975). Bạn Anh, một Sĩ- quan làm việc tại Phòng TQT/Bộ TTM cũng cho biết thêm, lúc đó mọi phương tiện vận chuyển đều phải ưu tiên cho chiến trường. - Vào những ngày chót, Anh cùng Tiểu-đoàn của Anh với 3 Tiểu-đoàn bạn và hai Đại-đội Trinh-sát, đã không rút lui khi một Sư-đoàn chính qui của quân cộng-sản Bắc Việt (thuộc Quân-đoàn 5) được tăng cường 24 Tanks T54 và một Trung-đoàn Pháo tiến vào Thị-xã La-Gi, trong đó có Bộ Chỉ-huy Tiểu-khu Bình-Tuy, so với tương quan lực lượng có thể nói là “Châu Chấu đá Xe”. Nhưng những người lính ĐPQ Tiểu-khu Bình-Tuy đã đánh một trận để đời vào đêm 23 tháng 04 năm 1975, để rồi gãy súng tan hàng…
+ + +
NGƯỜI LÍNH ĐPQ: LÊ PHI Ô
Người xứ Nghệ (Hoa Nguyễn – Báo SÀIGÒN NHỎ New Orleans, Louisiana)
Rất tình cờ tôi biết được người lính Địa Phương Quân Lê Phi Ô, khi đọc bài "Tử Thủ" của tác giả Hắc Điểu trên một tờ báo online. Nội dung viết về Tiểu đoàn 344/ĐP thuộc Tiểu Khu Bình-Tuy đã cầm chân Sư đoàn 6 tân lập việt cộng được tăng cường một Trung đoàn pháo dưới quyền chỉ huy của Thượng Tướng VC Trần văn Trà, Tư lệnh Quân Khu 7, trực diện tấn công Chi Khu Hoài-Đức thuộc trách nhiệm phòng thủ của Tiểu đoàn 344/Địa Phương (xem "Chiến Tranh VN toàn tập" của Tiến Sĩ Nguyễn Đức Phương, tiết mục "Chiến Dịch Tánh Linh - Hoài Đức").
33 ngày đêm tử thủ ở Bộ chỉ-huy Chi-khu Hoài-Đức, Tiểu-đoàn 344/ĐP quân số chỉ còn 50% hoặc ít hơn. Trong khi đó Chi-khu Tánh-Linh gần đó đã thất thủ, và đơn vị tăng phái Liên-đoàn 7/BĐQ, sau một thời gian quần thảo với Sư-đoàn 6 việt-cộng nay đã lui binh. Tiểu-đoàn 344/ĐP đã đơn thương độc mã, tả xung hữu đột, đánh trả những đợt tiền pháo hậu xung bằng biển người của địch quân không cho chúng tràn ngập Bộ chỉ-huy Chi-khu Hoài-Đức. Những người lính ĐPQ thuộc Tiểu-đoàn 344/ĐP vào thời điểm nầy, thật sự chiến đấu trong tuyệt vọng, với tình trạng một người lính ĐPQ chống 10 thậm chí đến 20 việt-cộng với hỏa lực pháo khủng khiếp. Nhưng với tinh thần Bảo Quốc An Dân hừng hực trong mỗi người lính ĐPQ, nên niềm tin nơi họ chưa tuyệt. Và cuối cùng, sự cứu viện của Sư-đoàn 18BB gồm: Trung-đoàn 52/SĐ18BB từ hướng Nam đánh lên, Trung-đoàn 43/SĐ18BB từ hướng Bắc Định-Quán đánh xuống, mà nổ lực chính là Tiểu-đoàn 2/43, Tiểu-đoàn trưởng là Thiếu-tá Nguyễn-hữu-Chế “người hùng” của SĐ18BB đã đánh tan tác các đơn vị cộng quân, giữ vững được Bộ Chỉ-huy Chi-khu Hoài-Đức điêu tàn vì bom đạn. Người hùng trong trận chiến 33 ngày đêm tử thủ, cầm chân được Sư-đoàn 6 Tân lập việt-cộng, không để cho Chi-khu Hoài-Đức/Bình-Tuy thất thủ, đó là Đại-úy Lê phi Ô.
Người lính ĐPQ Lê phi Ô, tốt nghiệp khóa 15 Trường Võ-khoa Thủ-Đức, quê quán Phú-Trinh Phan-Thiết, cựu học sinh trường công lập Phan-bội-Châu, Phan-Thiết từ năm 1955. Anh đã được thăng cấp Thiếu-tá ngày 01 tháng 04 năm 1975 khi đang còn ở Bình-Tuy, nhưng tình hình chiến sự nên Quyết Định thăng cấp từ Bộ TTM chậm trể, cũng có nơi không gởi đến được (tin từ Trưởng phòng Tổng Quản-trị Tiểu-khu/BT cho biết khi Anh đã di tản về đến Vũng-Tàu ngày 25 tháng 04/1975). Bạn Anh, một Sĩ- quan làm việc tại Phòng TQT/Bộ TTM cũng cho biết thêm, lúc đó mọi phương tiện vận chuyển đều phải ưu tiên cho chiến trường. - Vào những ngày chót, Anh cùng Tiểu-đoàn của Anh với 3 Tiểu-đoàn bạn và hai Đại-đội Trinh-sát, đã không rút lui khi một Sư-đoàn chính qui của quân cộng-sản Bắc Việt (thuộc Quân-đoàn 5) được tăng cường 24 Tanks T54 và một Trung-đoàn Pháo tiến vào Thị-xã La-Gi, trong đó có Bộ Chỉ-huy Tiểu-khu Bình-Tuy, so với tương quan lực lượng có thể nói là “Châu Chấu đá Xe”. Nhưng những người lính ĐPQ Tiểu-khu Bình-Tuy đã đánh một trận để đời vào đêm 23 tháng 04 năm 1975, để rồi gãy súng tan hàng…
Cùng với vận nước nổi trôi, đã đẩy đưa anh vào những nhà tù khắc nghiệt của cộng-sản, trong chính sách trả thù tàn độc nhất của những kẻ chiến thắng. Người lính ĐPQ Lê phi Ô đã từng nằm ở khám Chí-Hòa và sau đó bị đưa đến trại Trừng Giới A20, mà lúc ở trại tù Xuyên-Mộc người viết bài nầy đã từng nghe những lời khủng bố của bọn công an được gọi là Cán-bộ Giáo-dục đe dọa: “Các anh cứ ngoan cố chống đối đi, chúng tôi đưa các anh đến trại Kiên Giam A20 là các anh tiêu đời”. Trại Trừng Giới A20 khủng khiếp đến chừng nào ? chúng tôi nhân dịp bài viết nầy, xin phép được nói về trại A20 qua lời kể của những người lính bị giam giữ ở nơi đây:
Trại Trừng Giới A20 nằm ở thung lũng Xuân-Phước, một thung lũng tử thần, vào rồi khó có đường ra. Muốn vào tới đây, người ta phải vượt qua 60 cây số đường rừng. Nhưng tại sao lại gọi là Trại Trừng Giới ? Thực ra, không có tài liệu nào định nghĩa những trại xếp vào loại A, nhưng do qui chế với tù nhân cải tạo đặc biệt, khắc khe hơn các kiểu trại Lý-bá-Sơ hay Đầm-Đùn nên chúng tôi gọi A20 là Trại Trừng Giới. Nhưng có thể mô tả một cách tổng quát một trại tù được gọi là trại Trừng Giới, khi nó được xử dụng để làm tan vỡ sức đề kháng tư tưởng của những người tù cải tạo cứng đầu nhất, tập trung từ những cuộc thanh lọc ở các trại giam khác. Nói tóm lại, trừ phi có những biến chuyển chính trị ngoại lai, những tù cải tạo ở trại nầy có thể bị tù rất lâu mà không được xét tha. Những cán bộ kiểm tra cộng-sản, trước khi ghi chúng tôi vào danh sách chuyển trại theo Phương Án 4 (thanh lọc) đã nói huỵch toẹt: “Vào đây (A20) thì có thép cũng phải chảy. Lũ chúng bay cứ gọi là rũ tù với những hồ sơ chết đi theo”.
Trại Trừng Giới A20 rất đẹp, và nhìn qua người ta có cảm tưởng là một điểm du lịch, vườn rau, ao cá, những hàng dừa thẳng tắp, những căn buồng giam bằng gạch, mái lợp ngói đỏ, bệ nằm bằng xi măng, nhà ăn, một phòng văn hóa với những sách Đỏ, một hội trường thênh thang với sức chứa 1,000 người. Nhưng nếp sống của tù nhân đàng sau nét đẹp khang trang nầy, là cả một địa ngục trần gian, ăn đói, làm việc khổ sai, bệnh không có thuốc, ít được gặp gia đình. Mỗi buổi tối tù nhân phải “ngồi đồng” để phê phán nhau về lao động, bình bầu mức ăn hàng tháng, lấy của người nầy, cho người kia, gây chia rẻ cấu xé nhau trong số tù nhân. Đó là chưa kể đến buổi tối bọn cán bộ trại giam buộc tù nhân ngồi đấu tố lẫn nhau. Bọn CS trại giam cài vào hệ thống ăng-ten dày đặc, và những dãy xà lim kỷ luật, mà chúng tôi gọi là chuồng cọp cũng được dựng lên. Cán bộ an ninh trại giam thường áp dụng chiến thuật “ra tay trước”, nghĩa là một người tù chỉ được báo cáo: “không an tâm cải tạo” sẽ phải nằm trong chuồng cọp hàng năm trời, bị cắt thực phẩm, bị cắt nước uống. Trong số những “Tù Vương” (từ ngữ để chỉ những người bị cùm lâu nhất trong chuồng cọp), người viết bài nầy nhớ đến 2 vị Linh Mục là: Linh Mục Nguyễn-văn-Vàng (Dòng Chúa cứu Thế), năm 1974 lúc theo học khóa 9 Trung cấp CTCT tại Trường Đại Học CTCT Đà-Lạt, đã được nghe Ngài giảng dạy về môn học “Nghệ thuật nói chuyện”, Ngài bị bắt khi tham gia vào một tổ chức Phục Quốc, bị kết án chung thân và bị chuyển về trại giam A20, nghe những người bạn tù ở trại A20 kể: Ngài chết sau 3 năm bị cùm ở chuồng cọp, toàn thể người Ngài bị ghẻ lở, kể cả gương mặt, chỉ chừa đôi mắt. Linh Mục Nguyễn-Luân, người viết biết Ngài ở trại tù Xuyên-Mộc, người tù bất khuất đã dám viết hàng chử: Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt-Nam – không có độc lập – không có tự do – không có hạnh phúc trên mọi tờ khai lý lịch mà CS bắt Ngài viết, sau đó bị chuyển ra trại giam A20, một số bạn tù khuyên Ngài nhẩn nhục để sống, vì cuộc đấu tranh lâu dài, sẽ cần có những người như Ngài. Ngài chỉ nói: “Tôi muốn chỉ là viên gạch lót đường cho những cuộc đấu tranh sau nầy”. Ngài đã về nước Thiên Đàng sau 3 năm nằm chuồng cọp (xà lim).
Với thời gian nằm chuồng cọp nhẹ nhất là nửa tháng đến một năm và nặng nhất là từ 3 năm đến 5 năm bị cùm chân. Một bửa ăn trong chuồng cọp nhằm thời kỳ bị thẩm cung hay tù nhân bị “Đì”, chỉ được phát 2 muổng cơm hoặc 3 lát khoai mì, được trộn với một lượng nước muối đậm đặc, và 2 muổng nước nên tù nhân bị đói khát triền miên, từ ngày nầy qua ngày khác. Ngoài sự hành hạ về thể xác do cai tù chủ trương, còn có sự hành hạ của muỗi, muỗi nhiều đến nỗi mỗi người tù chúng tôi đành phải cho chúng hút máu no nê, không bay được nữa thì lăn đùng ra bệ nằm, rồi lấy tay chà để giết chúng. Cho nên khi vào chuồng cọp, phải lấy ngày làm đêm, giấc ngủ chập chờn trong thảng thốt, ăn uống thiếu thốn, ốm đau không có thuốc, sức lực tiêu tán rất mau. Để chống lại những biện pháp nầy, chỉ còn một phương pháp duy nhất: Chấp nhận phần xấu về mình, nghĩa là cầm chắc cái chết trong phòng kiên giam, khi chấp nhận cái gía nầy sẽ thấy mình thư thái, hết lo lắng, vượt qua được đói khát, vì thế người tù sống bình thản, không nghĩ gì đến cái chết và sự sống nữa.
Nói đến những người tù trại Trừng Giới A20, chúng ta lại nghĩ đến nhà lãnh-tụ da đen Nam Phi Nelson Mandela. Mandela ở tù 26 năm nhưng không mất vợ mất con, gia đình và Tổ-Quốc của ông vẫn còn đó. Danh vọng sự nghiệp, nhà cửa, bằng cấp, chiến hữu ông vẫn còn đó. Chắc chắn ông không bị bỏ đói, không phải kéo cày thay trâu, ông chưa phải ăn chuột chết, gián sống, chưa phải uống nước cống rãnh, chưa bị lột trần truồng cùm chân trong chuồng cọp. Chưa ngồi trong phiên họp để chửi bới, kết tội cha ông, bạn bè, chiến hữu mình. Con gái ông chưa phải đi làm đĩ, hay đi bán dưa hấu trên sân ga, bến xe, thế mà ông được cả thế giới xưng tụng là Tù Vương !? Nhưng còn Nguyễn Tú, trong đó có người lính ĐPQ Tiểu-khu Bình-Tuy Lê phi Ô, và hàng trăm ngàn Quân Cán Chính VNCH thì sao ?! Họ đã mất tất cả từ vợ con, gia đình đến Tổ-Quốc. Họ mất cả thân thế, dĩ vãng, bằng cấp, của cải và nhân phẩm. Họ đã trãi qua cuộc sống của loài thú vật trong địa ngục ghê rợn nhất. Để rồi khi được phóng thích, họ đã can đảm đạp lên cái chết, lên sóng nước hiểm nguy để tìm tự do. Và họ đến mảnh đất Hoa-Kỳ nầy trong âm thầm tủi nhục mà không ai biết đến họ. Nếu như có dịp gặp Mandela, tôi sẽ nói thẳng với ông ấy, điều duy nhất mà tôi cảm phục nơi ông ấy, là sau 26 năm ông vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu, đó là nét đẹp tuyệt vời. Tuy nhiên những nỗi thống khổ mà ông đã chịu đựng, so với hằng trăm ngàn Tù Vương Việt-Nam sau khi nước mất thì ông chỉ là con số không!
Sở dĩ tôi dài dòng kể lại cái khủng khiếp của những trại tù cộng-sản được dựng lên dài từ Nam ra Bắc để cầm tù Quân Cán Chính VNCH, sau khi CS cưỡng chiếm được miền Nam mà trong đó trại Trừng Giới hay trại Kiên Giam A20 là một. Vì người lính ĐPQ Tiểu-khu Bình-Tuy Lê phi Ô, sau 7 năm tù đã hiên ngang bước ra từ địa ngục A20 nầy. Thế mới biết sự chịu đựng dẽo dai, sự nhẫn nhục để đợi chờ: “ngày mai trời sẽ sáng” của những người lính, người tù khi nước mất. Qua đến xứ người, người lính ĐPQ Lê phi Ô, không cam tâm trở thành cái bóng của quá khứ, an nhàn trong cuộc sống hiện tại. Anh muốn kể lại những chặng đường chiến đấu đầy máu lửa của thế hệ anh, những người lính can-trường chiến đấu trong cuộc chiến-tranh tự vệ, chống lại cuộc xâm lăng của cộng-sản phương Bắc. Để con cháu tương lai được hãnh diện với quá khứ của cha ông chúng, tiếp tục dấn thân vào con đường đấu-tranh cho một đất nước Việt-Nam tự do, dân chủ và quyền làm người của cả một dân tộc. Trong những hồi-ký và tùy bút chiến trường được anh viết và tải trên Trang Blog của anh, chúng tôi đọc được những dòng chử viết bằng máu và nước mắt, của 33 ngày đêm anh cùng Tiểu-đoàn 344/ĐP tử thủ quyết không cho cộng quân chiếm được BCH/Chi-khu Hoài-Đức. Anh đã sống dưới trận mưa đạn pháo của địch, những cuộc tấn công biển người của những con thiêu thân “sinh Bắc tử Nam”. Anh đã chứng kiến những người lính thân yêu trong đơn vị mình, từng người, từng người một nằm xuống. Một địa ngục được quân cộng-sản dựng nên trong âm mưu cưỡng chiếm vùng đất thân yêu Hoài-Đức, Bình-Tuy nói riêng, và cả nước VNCH nói chung. Thì với anh, cái địa ngục trần gian A20 do bọn cộng-sản dựng lên để hành hạ những thiên-thần gãy cánh như anh, thì có sá gì!
Bài viết rất thực, không phải tự vinh danh mình, người chỉ huy của trận đánh mà anh đã vinh danh cả một tập thể Quân Cán Chính của Chi-khu Hoài-Đức, đặc biệt là những người “Vợ Lính”. Trong một tùy bút chiến-trường với tựa “Chiến-Sĩ Vô Danh” với lời dẫn: - "Trong cuộc chiến-đấu bảo vệ miền Nam trước họa xâm lăng của cộng-sản phương Bắc, Quân-Lực VNCH đã có biết bao Anh-Hùng, Liệt-Nữ vị Quốc vong thân. Bên cạnh đó, có những hy sinh không kém hào hùng ít được nhắc tới, tôi muốn nói đến những người lính không có số quân: 'Vợ Lính' ”! Anh đã kể lại trận đánh có sự tham dự của những người Vợ lính, và họ đã anh dũng hy sinh trong trận đánh nầy:
Sáng Tác ╣► (Literature)