Sơ lược Lịch sử Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại

Brief History of the Vietnamese Abroad PEN Centre

1978-2020

Đại Hội Kỷ Niệm 40 Năm Thành Lập Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.  Washington  March 31, 2018.

Celebrating the 40th Anniversary of the Establishment of the Vietnamese Abroad PEN Centre

President Lloyd Duong   .  Northeastern Chapter's President Đăng Nguyên  .  Organizing Chair Bùi Hồng Thủy

Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại

Thành lập:  Ký giả Đạo Cù Trần Tam Tiệp,  Minh Đức Hoài Trinh,  Nguyên Sa  Trần Bích Lan


1978-1979: Chủ tịch Minh Đức Hoài Trinh   

1980-1983: Chủ tịch Nguyễn Văn Hảo
1984-1988: Chủ tịch Trần Thanh Hiệp
1989-1990: Chủ tịch Nguyễn Ngọc Ngạn
1991-1992: Chủ tịch Trang Châu Lê Văn Châu
1993-1995: Chủ tịch Viên Linh Nguyễn Nam
2001-2002: Chủ tịch Minh Đức Hoài Trinh
2003-2005: Chủ tịch Phạm Quang Trình
2008-2010: Chủ tịch Nguyễn Đăng Tuấn
2011-2017: Chủ tịch Vũ Văn Tùng
2018-2020: Chủ tịch Vịnh Thanh Dương Thành Lợi



_________________________ Ω _________________________



1957:  Tiền thân của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại là Hội Bút Việt (sau đổi thành Văn Bút Việt Nam) được Đại Hội Đồng Văn Bút Quốc Tế (PEN International Congress) lần thứ 29 tại Tokyo thâu nhận.  Văn Bút Việt Nam chính thức có giấy phép hoạt động như một tổ chức văn hóa vào ngày 21-10-1957 tại Sài Gòn, Việt Nam Cộng Hòa.

Sau 30-4-1975 Văn Bút Việt Nam bị nhà nước CSVN khai tử.

 

Chủ tịch Vũ Hoàng Chương
(1916-1976)

Văn Bút Việt Nam hãnh diện có vị Chủ tịch trứ danh từ văn tài đến sĩ khí là Thi bá Vũ Hoàng Chương.  Chủ tịch Vũ Hoàng Chương đã từ chối lời đề nghị làm thơ ca tụng lãnh tụ CSVN cũng như công khai phê bình thơ của văn nô là “tiếng khóc tuyên truyền.”  Hà Nội bỏ tù Thi bá  Vũ Hoàng Chương vào ngày 13-4-1976.  Ông chỉ được CSVN thả khi nhiễm bạo bệnh nằm liệt giường.  Năm (5) ngày sau khi được phóng thích, Chủ tịch Vũ Hoàng Chương qua đời vào ngày 6-9-1976 tại Sài Gòn hưởng thọ 60 tuổi (1916-1976).  Người đã đi rồi, thác là thần phách nhưng khí tiết trung nghĩa mãi còn lưu danh.

 

1978:  Trước tình trạng đàn áp nhân quyền khốc liệt tại Việt Nam, vài cựu hội viên VBVN tị nạn tại Âu châu đứng đầu là Ký giả Đạo Cù Trần Tam Tiệp tích cực vận động tái lập Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Lưu Vong (sau này đổi thành Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại) và chính thức ra mắt vào ngày 25-6-1978 tại Paris, Pháp quốc.  Vào năm sau (1979) Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại được Đại Hội Đồng Văn Bút Quốc Tế kỳ 44 thâu nhận.

Ký giả Đạo Cù Trần Tam Tiệp
(1928-2009)

Công tác của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại trong thập niên đầu chú trọng lên tiếng phản đối chính sách đàn áp nhân quyền của nhà nước Hà Nội và quyên góp gởi quà về trợ giúp văn nghệ sĩ bị bức hại tại Việt Nam. Văn hữu Trần Tam Tiệp đã kiên trì thực hiện công tác cứu trợ quan trọng này suốt nhiều năm; sau này một trong vài chục văn nghệ sĩ từng nhận quà của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại có tường thuật lại như sau:

“Tổng thư ký của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại là Trần Tam Tiệp có nhắn về là Hội có quyên góp được một ngân khoản của bà con nước ngoài, có thể dùng  khoản này để giúp các nhà văn nào đang đói rách ở quê nhà mỗi người một chút. Sau khi được một bạn văn cho địa chỉ, tôi viết thư cho Trần Tam Tiệp xin được giúp đỡ. .. Trần Tam Tiệp trả lời vui vẻ, nhận lại bạn bè và dĩ nhiên tôi bắt đầu nhận được những gói thuốc nhỏ, khoảng chừng 2 lbs. Ngoài tôi, khoảng 20 nhà văn nhà thơ khác cũng được tương trợ như vậy, trung bình mỗi người 2 gói. ..  khi ngân khoản của Hội đã cạn, anh (TTT) đã lấy tiền riêng gởi cho tôi hai lần nữa và hai lần này là những gói nặng ký hơn.  Chuyện Văn Bút hải ngoại tương trợ văn hữu quê nhà này, không một ai nghĩ rằng sau này sẽ bị coi như tội phản quốc và gián điệp cho ngoại bang cả. Bởi thế không ai che giấu gì nội vụ.” (Thế Uyên, 1988).

Đối diện nỗ lực quốc tế vận và công tác cứu trợ văn nghê sĩ bị bức hại của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, nhà nước CSVN lo ngại đến nỗi “Một chuyên án đấu tranh với hoạt động trên của Trần Tam Tiệp được xác lập .. dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Lãnh đạo Tổng cục An ninh và sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng thuộc Tổng cục và sự nỗ lực của Công an TP” (theo báo CAND của Hà Nội trong bài Kẻ “thọc gậy bánh xe”).

Trước khi thành lập Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, giới cầm bút Việt Nam sinh hoạt trong Trung Tâm Những Người Cầm Bút Tị Nạn (Writers in Exile) của PEN International chứ không có Trung tâm Văn Bút riêng cho văn thi sĩ Việt Nam.



Thông lệ hoạt động trong giai đoạn đầu của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại là Tổng Thư Ký phụ trách toàn diện và Chủ tịch chỉ phụ trách phương diện ngoại giao.  Vào lúc đó VBVNHN chưa có Điều Lệ hay Nội Qui do đó chỉ sinh hoạt theo thông lệ tự định hình do vai trò tích cực của Tổng Thư Ký Trần Tam Tiệp. 

‘Giai đoạn đầu, chủ tịch “Văn bút Việt Nam hải ngoại” đã 3 lần thay đổi (Minh Đức Hoài Trinh tới Nguyễn Văn Hảo, rồi Trần Thanh Hiệp). Song, vị trí Tổng thư ký vẫn chỉ một mình Trần Tam Tiệp.
Sở dĩ Trần Tam Tiệp được “Văn hữu hải ngoại” lúc đó tín nhiệm bởi mấy lý do sau:
– Cây bút Trần Tam Tiệp bỗng dưng nổi cộm nhờ mấy tờ báo gọi là “phương tiện” của tổ chức văn bút. Ở Pháp có tờ “Hồn Việt”, “Cách mạng Dân tộc”, “Con ong tị nạn”…; ở Mỹ có tờ “Nhân bản”, “Nhân chứng”… Trần Tam Tiệp “múa bút chống Cộng” với hàng chục bút danh như Đạo Cù, Tam Tê, Vịt Đực, Lê Kim, Mai Khuê, Trần Tiết Trực, Ánh Sáng, Trần Khánh Vân Châu, Võ Văn Anh, Kẹ Râu…
– Lý do thứ hai là nội dung các bài viết của Tiệp “đa dạng, phong phú, sống động”… khiến các “văn hữu” nể trọng mà hầu hết là những tin tức từ quê nhà, phản ánh cái gọi là “nỗi thống khổ của trí thức, văn nghệ sĩ và đồng bào quốc nội dưới chế độ Cộng sản hà khắc…”. Cố nhiên, nguồn cung cấp là những người “cùng hội cùng thuyền” từ trong nước gửi ra.’   (Kẻ “thọc gậy bánh xe”).

Ngoài công tác chính (cứu trợ) do VH Trần Tam Tiệp chịu trách nhiệm, VBVNHN hầu như không có sinh hoạt khác về lãnh vực đối ngoại hay đối nội (ngoài vài cuộc gặp gỡ văn thi hữu Việt Nam có tính cách cá nhân thăm viếng xã giao).         

Thông lệ hoạt động trong giai đoạn đầu không thể tiếp tục khi Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại phát triển ra khỏi khu vực Tây Âu (Paris) đến Bắc Mỹ do đó cần đến Điều Lệ và Nội Qui để phân định trách nhiệm rõ ràng.  Thông lệ Tổng Thư Ký phụ trách toàn diện và Chủ tịch chỉ phụ trách phương diện ngoại giao thay đổi trong nhiệm kỳ cûa Chủ tịch Trần Thanh Hiệp (1984-1988) với chủ trương năng động chỉ đạo và tích cực cống hiến trên cả hai phương diện đối nội và đối ngoại.

 

Chủ tịch Minh Đức Hoài Trinh
(1930-2017)

1978-1979:  Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại là Nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh.  Chủ tịch Minh Đức Hoài Trinh tham dự Đại Hội Đồng VBQT kỳ 44 khi VBVNHN được thâu nhận trở thành một Trung Tâm Văn Bút (PEN Centre) chính thức.

 

Chủ tịch Nguyễn Văn Hảo

1980-1983:  Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại là Nhà văn Nguyễn Văn Hảo.  Văn hữu Nguyễn Văn Hảo là vị lãnh đạo có lòng công chính bất vụ lợi theo lời “bạn vong niên” Luật sư Trần Thanh Hiệp.


 Chủ tịch Trần Thanh Hiệp

1984-1988:  Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại là Nhà văn Trần Thanh Hiệp.  Luật sư Trần Thanh Hiệp đạt được hai thành quả cụ thể và quan trọng:

(A) hợp pháp hóa VBVNHN với giấy phép hoạt động như một tổ chức văn hóa; và

(B) phát triển VBVNHN ra khỏi khu vực Tây Âu (Paris).  Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại có thêm bốn Vùng lúc đó gọi là trung tâm: California (Viên Linh), Miền Đông (Nguyễn Ngọc Bích), Quebec (Trang Châu) và Ontario (Nguyễn Ngọc Ngạn).

 

 Chủ tịch Nguyễn Ngọc Ngạn

1989-1990:  Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại là Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn.  Chủ tịch Nguyễn Ngọc Ngạn là Đệ Nhất MC và là tiểu thuyết gia có nhiều tác phẩm được hâm mộ tại hải ngoại.

Điều Lệ VBVNHN được thực hiện lần đầu trong Đại Hội VBVNHN kỳ II tại Montreal, Canada.  Đại Hội VBVNHN kỳ I tại Washington do Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích tổ chức vào năm 1988 để hợp thức hóa bốn Vùng VBVNHN tại Bắc Mỹ và chuẩn bị cho cuộc bầu cử Ban Chấp Hành trong Đại Hội VBVNHN kỳ II vào năm 1989 qua phương thức Đại Biểu bỏ phiếu (mỗi Vùng có năm Đại Biểu).



Chủ tịch Trang Châu

1991-1992:  Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại là Nhà thơ Trang Châu.  Bác sĩ Lê Văn Châu (Trang Châu) đoạt giải Giải Nhất Văn Chương Toàn Quốc năm 1969 với bút ký Y Sĩ Tiền Tuyến.

Điều Lệ VBVNHN được tu chính gia tăng nhiệm kỳ của Ban Chấp Hành lên 3 năm theo đề nghị của Chủ tịch Trang Châu.
 

Chủ tịch Viên Linh

1993-1995:  Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại là Nhà thơ Viên Linh.  Chủ tịch Viên Linh Nguyễn Nam đoạt giải Giải Nhất Văn Chương Toàn Quốc năm 1974 với tiểu thuyết Gió Thấp.

 

1996-2000:  Sinh hoạt Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại lắng tịnh do Điều Lệ VBVNHN kém minh bạch.  Cựu Tổng Thư Ký Nguyễn Đức An – từng là thụ ủy liên danh ứng cử bên Chủ tịch Viên Linh – trở thành hội viên có công lớn nhất đã đóng góp tài chánh và sáng kiến cho nỗ lực phục hoạt VBVNHN qua Đại Hội kết hợp được ông tổ chức vào tháng 3/2000 tại Orlando để đề cử Nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh trở thành chủ tịch lâm thời cho đến Đại Hội Tái Lập (Re-establishing Constitutional Convention) vào tháng 3/2001 tại Virginia.

Điều Lệ VBVNHN được tu chính với mục đích xác định các Vùng trong VBVNHN.

 

2001-2002:  Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại là Nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh.

 

Chủ Tịch Phạm Quang Trình

2003-2005:  Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại là Nhà văn Phạm Quang Trình.

 

2006-2007:  Sinh hoạt Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại lắng tịnh do Điều Lệ VBVNHN thiếu tinh thần dân chủ trong việc bầu cử.  VBVNHN tu chính Điều Lệ cho phép hội viên VBVNHN được trực tiếp bầu Ban Chấp Hành VBVNHN thay vì phương pháp Đại Biểu đầu phiếu như trong quá khứ.  Đại Hội VBVNHN kỳ VII vào năm 2007 tu chính Điều Lệ nhưng không có bầu cử Ban Chấp Hành VBVNHN.

 

Chủ tịch Nguyễn Đăng Tuấn

2008-2010:  Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại là Nhà thơ Nguyễn Đăng Tuấn

Việc tu chính Điều Lệ VBVNHN được bàn luận gay gắt nhưng kết quả tu chính chỉ bổ sung Ủy Ban Định Chế với vai trò pháp giải và hòa giải.  Từ năm 2008 trở về sau Ban Chấp Hành VBVNHN được toàn thể hội viên trực tiếp bỏ  phiếu bầu thay vì phương pháp Đại Biểu đầu phiếu như trong quá khứ.
 

Chủ tịch Vũ Văn Tùng

2011-2017:  Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại là Nhà văn Vũ Văn Tùng.  Qua hai nhiệm kỳ Dược sĩ Vũ Văn Tùng đạt được hai thành quả cụ thể và quan trọng:

(A)  thực hiện đều đặn các đặc san VBVNHN phổ biến sáng tác của hội viên VBVNHN từ nhiều Vùng khác nhau, và

(B)  vận động thành công cho VBVNHN trở thành Charitable Foundation, quy chế pháp lý giá trị trong xã hội Hoa Kỳ.

 

Chủ tịch Vịnh Thanh
(Toronto 2018)

2018-2020:  Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại là Nhà văn Vịnh Thanh.   Luật sư Dương Thành Lợi (Vịnh Thanh) hoạt động xã hội từ thời sinh viên (sáng lập Tổng Hội SVVN Ontario) và giúp đỡ nhiều hội đoàn, tôn giáo, cứu trợ tị nạn, thâu thập tài liệu bảo vệ nạn nhân như mạng lưới dữ kiện formosavictims và là tác giả của bộ sử The Boat People: Imprints on History (Thuyền Nhân: Ấn Tích Lịch Sử) được giới nghiên cứu tham khảo viện dẫn.

Chủ tịch Vịnh Thanh gầy dựng Kỷ nguyên Thanh Lịch cho Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại với viễn kiến thực tế và kế hoạch khả thi:

(A)   Điều Lệ VBVNHN được tu chính nhằm (i) hiến định “biểu tượng tinh thần của hội viên VBVNHN là quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa được hiển dương nhằm vinh danh các quyền tự do căn bản trong đó có quyền tự do sáng tác của người cầm bút” và (ii) chấm dứt tình trạng tự tiện thâu nhận hội viên để tránh tệ nạn bất cẩn trong quá khứ.  

(B)  Chấm dứt tình trạng vi pháp và ngôn từ khiếm nhã trong khi đề cao thân tình quý báu giữa văn hữu hội viên qua sinh hoạt gắn bó như Vạn Nhật Thi Đồ – Dự án Nghìn Ngày.

(C)  Thực hiện văn đàn PENVietnam.org để “hiển dương những Tiếng Nói của Lương Tâm và các Tiếng Lòng Vang Vọng của người Việt Nam khắp thế giới”với chủ trương giới thiệu hội viên VBVNHN đa tài và các sáng tác đặc sắc trên toàn cầu cũng như lưu trữ vĩnh viễn cho thế hệ tương lai thưỡng lãm và nghiên cứu.

(D)  Song song với công việc vận động bảo vệ nhân quyền cùng PEN International, tổ chức nhiều sinh hoạt nhằm tạo cơ hội cho văn thi hữu và thân hữu kết giao tri tâm như Tao Ngộ Bằng Hữu tại Orlando hay Trại Hè Văn Bút đầu tiên được Thị trưởng TP Houston Sylvester Turner tuyên dương ba ngày trại là “Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Days in Houston, Texas.”

(E)  Gầy dựng niềm hãnh diện cho toàn thể hội viên VBVNHN qua các quan hệ song hành với chính quyền, các tổ chưc quốc tế và nhiều sinh hoạt quan trọng như Văn Bút Tao Đàn vào năm 2019 và Đại Hội Kỷ Niệm 40 Thành Lập Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại được tổ chức trang trọng tại Washington, D.C., vào ngày 31-3-2018.  Trưởng Ban Tổ Chức là VH Hồng Thủy, Đệ Nhất Phó Chủ tịch VBVNHN/Đông Bắc Hoa Kỳ.  Điều Hợp Viên là VH Nhất Hùng, Đệ Nhất Phó Chủ tịch VBVNHN.

Thủ hiến tỉnh bang Ontario Kathleen Wynne thay mặt chính quyền tỉnh bang đã gởi công văn chúc mừng Ban Chấp Hành Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại cũng như:

“Thay mặt Chính Quyền tỉnh bang Ontario, tôi … cảm ơn Ban Chấp Hành và hội viên Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại về sự tận tụy bảo dưỡng những tiếng nói và các câu chuyện xuất chúng của cộng đồng Việt Nam.”  (“On behalf of the Government of Ontario, I .. thanks the Board and members of the Vietnamese Abroad PEN Centre for their contribution to nurturing the extraordinary voices and stories of our Vietnamese community”).


2020: Đại Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại kỳ XII sẽ được long trọng tổ chức tại Washington, D.C.  Luật sư Dương Thành Lợi xác nhận là sẽ không tái ứng cử Chủ tịch VBVNHN bởi vì Kỷ nguyên Thanh Lịch được gầy dựng thành công trường kỳ cho Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.

 

_________________ Ω _________________

Vietnamese Abroad PEN Centre

Founders:  Trần Tam Tiệp
    Editor, Humanist
    Actively supported writers and artists persecuted in Socialist Vietnam


Minh Đức Hoài Trinh
    Poet, Reporter


Nguyên Sa Trần Bích Lan
    Poet anf former Vice-President of PEN Vietnam


+     +     +


President 1978-80:  Minh Đức Hoài Trinh
    Poet, Reporter



President 1980-1983: Nguyễn Văn Hảo
VNAPC actively supported dissident writers in Vietnam.



President 1984-88:  Trần Thanh Hiệp
    Author, Attorney, Politician
    Expanded VNAPC to North America



President 1989-90 Nguyễn Ngọc Ngạn
    Author, Media Personality
    By-Laws and Regulations formulated



President 1991-92  Trang Châu
    Poet, M.D., National Literary Winner
    Extended Executive term to 3 years



President 1993-95  Viên Linh
    Publisher, National Literary Winner



President 2001-02  Minh Đức Hoài Trinh



President 2003-05  Phạm Quang Trình
    Author



President 2009-11 Nguyễn Đăng Tuấn
    Poet



President 2011-17 Vũ Văn Tùng

    Author, Pharmacist
    VNAPC received charity status
    VNAPC’s first literary camp



President 2018-20  Lloyd Dương
    Author, Attorney, Humanist
    Amended By-Laws and Regulations
    Established PENVietnam.org website
    Emanated celebration marking the 40th
      anniversary of VNAPC’s establishment
     Created PENVietnam.org



Brief History


The Vietnamese Abroad PEN Centre is an organization of writers, poets, artists, musicians and literary composers, etc., from across the globe.   The Vietnamese Abroad PEN Centre was founded to promote solidarity among members, to promote Vietnamese literature and to voice deep concern for human rights violations, especially those oppressive campaigns against writers in Vietnam. 

 

1978:  The Vietnamese Abroad PEN Centre (VNAPC) was established and introduced on June 25, 1978 in Paris, France, principally through the tremendous efforts of Trần Tam Tiệp, a highly-respected Editor who tirelessly supported writers and artists persecuted in Socialist Vietnam, and Minh Đức Hoài Trinh, a journalist, and Nguyên Sa Trần Bích Lan, a famous poet and formerly Vice-President of the PEN Vietnam.

 

When the Vietnamese Abroad PEN Centre was founded in 1978, Hanoi was detaining more than 130 writers, poets, artists.  It should be noted that former President of PEN Vietnam Centre, Poet Vũ Hoàng Chương passed away only days after being released from the Communist prison on September 6, 1976.


1979:  PEN International 44th Congress admitted VNAPC as an official member Centre.  VNAPC’s first President Minh Đức Hoài Trinh (term 1978-1980) attended the 44th Congress.


It could be said that, during the first years, President Minh Đức Hoài Trinh was the VNAPC’s heart and Secretary General Trần Tam Tiệp was the VNAPC’s soul and mind.  In 1978 the overseas community of Vietnamese writers, poets and artist was still struggling with new challenges in a new European and North American environment; therefore, it was difficult for the VNAPC to attract members.  While President Minh Đức Hoài Trinh tried to expand membership beyond the initial base of no more than 20, Secretary General Trần Tam Tiệp was actively seeking means to support writers, who were persecuted in Socialist Vietnam.


1980-1983: Under President Nguyễn Văn Hảo’s leadership, the Vietnamese Abroad PEN Centre became the source of support for dissident writers in Vietnam as well as the channel for them to publish works in the overseas Vietnamese community.


One of the well-known articles from dissident writers was Nếu Chàng Trương Chi Đẹp Trai (If Trương Chi is handsome) by Dương Hùng Cường criticizing human right violations by Hanoi;  through the help of Secretary General Trần Tam Tiệp, the article was published in April 1982 by Nhất Việt magazine in Paris, France.

The VNAPC’s support by for writers in Vietnam ended partly due to insufficient funding but also because Hanoi took a hard position accusing the Vietnamese Abroad PEN Centre as supporting anti-revolutionary activities.

Secretary General Trần Tam Tiệp was publicly named by Hanoi’s media as “enemy soldier” in the literary arena.  The Socialist government of Vietnam then rounded up those writers, who were in contact with VNAPC, and accused them to be spies for foreigners.  Sadly, Dương Hùng Cường died in prison;  Hanoi labeled the cause of his death as “suicide.”


1984-1988:   VNAPC’s President Trần Thanh Hiệpattorney and writer, expanded the Centre to North America with the first general election of the Executive Board held in Montreal, Canada, in 1989.

VNAPC’s membership expanded for the first time during this period.  VNAPC presently has many members in Canada and the United States.


1989-1990:   VNAPC’s President Nguyễn Ngọc Ngạn, author and media personality, helped to formulate the Centre’s By-Laws and Regulations.


1991-1992:   President Trang Châu Lê Văn Châu, Poet, M.D., National Literary Winner, amended the Centre’s By-Laws and Regulations.


Dr. Lê Văn Châu volunteered in several missions to Southeast Asia to rescue refugees, who escaped Socialist Vietnam on small boats in the early 1980s.


1993-1995:   President 1993-95  Viên Linh, Publisher, National Literary Winner, continued until present to write many well-researched papers on authors and literary events.  His writings are so valuable to those who wish to learn about Vietnamese literature in the last 50 years.

1996-2001: VNAPC’s central Executive Board was inactive but members continued to hold literary events.

2001-2002: President Minh Đức Hoài Trinh amended the Centre’s By-Laws and Regulations to define criteria for VNAPC’s associate regional chapters.

2003-2005:  President Phạm Quang TrìnhAuthor.

 

2009-2011: President Nguyễn Đăng TuấnPoet.

 

2011-2017: President Vũ Văn TùngAuthor, Pharmacist, applied for and received Charity status for VNAPC.   During President Vũ Văn Tùng’s two terms, collections of member’ works were published quarterly and VNAPC’s first literary camp was organized.

In August 2016 VNAPC held the first literary camp in Houston. Mayor S. Turner proclaimed officially August 19-20/8/2016 as “the Vietnamese Abroad PEN Centre Days in Houston, Texas.”


2018-2020:  President Lloyd Duong, Author and Attorney, was a refugee at age 14 who escaped Socialist Vietnam on a small boat that attacked by pirates several times and left to die at sea.  He and 26 other refugees were rescued timely by the Akuna and taken to Songkhla refugee camp in Thailand.  After a few months, he was resettled in Canada on May 10, 1980.  He wrote several books, two of which are often cited by researchers are The Boat People: Imprints on History and East Political Philosophies.

A student activist then a Crown prosecutor, who spent time in Hong Kong to assist refugees to seek U.N. protection, Lloyd Duong joined VNAPC in 1997.  Over the years, he’d served as president of VNAPC’s Writers in Prison Committee, as adviser to various Executive Boards, and was the originator and organizer of VNAPC’s first literary camp in Houston from August 19 to 20/8/2016.

Lloyd Duong envisions the Vietnamese Abroad PEN Centre as an organization dedicated to “Promote the Voices of Conscience and the Echoes of Compassion of Vietnamese across the Globe.”  Under this vision, a bi-lingual website was established (PENVietnam.org) to promote creative works by members and to record VNAPC’s history and activities.  The By-Laws and Regulations were amended to enshrine the symbol of freedom in the heart of Vietnamese across the globe (the yellow flag with three red stripes).

The Official Celebration of the 40th Anniversary of the Establishment of the Vietnamese Abroad PEN Centre was held in Washington, D.C. , on March 31, 2018.  It was attended by 500 members and patrons and was covered by various Vietnamese TV channels.



SBTN:  https://www.youtube.com/watch?v=6Rf_3G3xQKw

VietTV:    https://youtu.be/8xFKbX5KAsI


To draw international attention to the serious human right violations in Socialist Vietnam, VNAPC issued various protest letters such as:

Letter of Objection Protesting Vietnam’s New Cyber Security Law Granting Unlimited Powers to Infringe on the Freedoms of Expression and Association

Letter of Protest Condemning Human Right Violations in Vietnam in light of the Recent Trial of Peaceful Activists on April 5, 2018


Letter of Objection Protesting the Proposed Legislation to Open the Floodgates to Century-Long Leases of Vietnam’s Inland Territories to China


VNAPC also presented “SUBMISSION TO THE OFFICE OF THE UNITED NATIONS HIGH COMMISSIONER FOR HUMAN RIGHTS” on the Universal Periodic Review of Socialist Republic of Vietnam (32nd session) to be held during January - February 2019.

VNAPC members hope that this Submission will illuminate Socialist Vietnam’s repressive policy and, consequently, encourages the Vietnamese government to commit to change to respect democratic pluralism and basic human rights, including the freedom of association, freedom of thought and freedom of speech.

The Vietnamese Abroad PEN Centre received the official congratulation from the government of Ontario authored by Premier K. Wynne “thanks the Board and members of the Vietnamese Abroad PEN Centre for their contribution to nurturing the extraordinary voices and stories of our Vietnamese community.”